Back to Top

HÀNG TRĂM SINH VIÊN ĐẠI HỌC THAM GIA KIẾN TẠO GIÁ TRỊ HỒN QUÊ CHO LÀNG SEN VIỆT NAM

Xuyên suốt 2 ngày 3-4/12/2020, workshop “Kiến tạo giá trị hồn quê cho Làng Sen Việt Nam” được phối hợp thực hiện bởi trường ĐH Thủ Dầu Một, trường ĐH KHXH&NV TPHCM và nhà phát triển Công trình xanh (CTX) Phuc Khang Corporation đã diễn ra thành công tốt đẹp. Sự kiện diễn ra tại Khu Đô thị Văn hóa – Thương mại - Du lịch Làng Sen Việt Nam (Đức Hòa, Long An) – một trong những dự án nổi bật nhất của tập đoàn Phúc Khang. Bên cạnh sự tham gia từ đông đảo các sinh viên đại học, các chuyên gia, workshop còn vinh dự đón nhận sự quan tâm từ nhiều doanh nghiệp như Ecolotus, Tư Quyết và các đại diện từ T3 Architects.

            Workshop nhằm hỗ trợ công tác giáo dục trong các trường ĐH, tạo môi trường thực học cho sinh viên ngành Kiến trúc (ĐH Thủ Dầu Một) & sinh viên ngành Du lịch (ĐHKHXH&NV TPHCM); trên cơ sở đó, lưu giữ, bảo tồn những giá trị tốt đẹp, hướng về nguồn cội dân tộc.

Trong 2 ngày diễn ra sự kiện, nhiều hoạt động có ý nghĩa đã được tổ chức. Các sinh viên đã giới thiệu cho đông đảo khán giả tại dự án Làng Sen về đặc trưng văn hóa tỉnh Bình Dương cũng như nét đẹp văn hóa du lịch tỉnh Long An. Cũng tại chương trình, cố vấn cấp cao về văn hóa của Phuc Khang Corporation – ông Hồ Nhựt Quang -  đã giúp khán giả hiểu thêm về 2 sản vật đặc trưng trong văn hóa người Việt: Tre và Sen. Đây đồng thời cũng là 2 điểm nhấn làm nên thành công của dự án Làng Sen Việt Nam. Thêm vào đó, Các sinh viên đã được tham quan và tìm hiểu về tổng thể dự án Làng Sen, nhiều sinh viên bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến 2 địa điểm xác lập kỷ lục kiến trúc đầu tiên cho tỉnh Long An: Trung tâm hội nghị Tre Việt – Kỷ lục Nhà tre lớn nhất Việt Nam và cổng chào Lạc Việt – Kỷ lục cổng chào có họa tiết trống đồng lớn nhất Việt Nam – 2 công trình nằm trong tổng thể dự án Làng Sen Việt Nam. 3/6 nhóm sinh viên có ý tưởng thiết kế độc đáo về cảnh quan kênh Đông Sơn, dãy phố thương mại Bắc Trung Nam và homestay ven hồ Tịnh Đế Liên đã giành giải cao nhất tại workshop. Ban Tổ chức đánh giá cao những ý tưởng sáng tạo và tính bảo tồn văn hóa trong sản phẩm của các nhóm này. Các ý tưởng đạt giải lấy cảm hứng từ đô thị cổ Hội An, ứng dụng các vật liệu quen thuộc như tre, nứa, sen, đá, … Bên cạnh đó, việc áp dụng hình ảnh mang tính biểu tượng truyền thống của người Việt như Lạc Long Quân, Âu Cơ, chim Lạc,… đúng với chủ đề linh hồn của dự án cũng đã khiến Ban Tổ chức tâm đắc. Nhiều giải thưởng giá trị đã được trao tặng các nhóm sinh viên đạt giải thiết kế ấn tượng nhằm động viên, khuyến khích tinh thần sáng tạo, nỗ lực của các em. Ngoài ra, nhiều hoạt động giải trí như đi cà kheo, kéo co, chạy marathon và cắm trại cũng đã diễn ra náo nhiệt tại khuôn viên dự án.

Bà Lưu Thị Thanh Mẫu – Tổng Giám đốc Phuc Khang Corporation cho biết: “Với Trung tâm hội nghị Tre Việt và Cổng chào Lạc Việt – 2 công trình kiến trúc đạt kỷ lục quốc gia, Phúc Khang đã bảo tồn biểu tượng văn hóa Việt xưa và đặt hài hòa nét đẹp trường tồn ấy vào thời kỳ hiện đại, gửi gắm bản ngã dân tộc vào cộng đồng xanh, văn minh của thế hệ hôm nay và mai sau. Workshop Kiến tạo giá trị hồn quê cho Làng Sen Việt Nam là dịp để Phúc Khang hiện thực hóa trách nhiệm chuyển giao, lan tỏa tư duy xanh, tinh thần xanh đến cộng đồng, “Vì một Việt Nam xanh hơn và truyền thống hơn”. Bà cũng nhấn mạnh sứ mệnh bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các thế hệ tương lai, đặc biệt là các bạn sinh viên, do đó, công cuộc xây dựng đất nước về lâu dài rất cần những nhân tài hiểu được giá trị bản sắc dân tộc, lưu giữ và mang nét đẹp ấy phổ biến rộng khắp hơn nữa.

Cũng trong khuôn khổ chương trình, các sinh viên đã được tham quan Diamond Lotus Riverside – Biểu tượng xanh nhân văn sông nước tại quận 8 và Green Gallery của chủ đầu tư Phúc Khang tại TP.HCM. Bạn Tường Vi, sinh viên trường ĐHKHXH&NV TP.HCM xúc động cho biết: “Qua workshop, em có cơ hội hiểu thêm về nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Đặc biệt, những ngày trải nghiệm tại Làng Sen Việt Nam dường như đã tái hiện lại dấu ấn văn hóa 3 miền Bắc – Trung – Nam đậm đà bản sắc, khiến em thêm hiểu, thêm yêu mảnh đất mà mình đang sống và học tập này.” Còn bạn Minh Nhựt đến từ khoa Kiến trúc trường ĐH Thủ Dầu Một (Bình Dương) chia sẻ: “Từ lâu, em đã nghe tiếng Phúc Khang và những dự án xanh nhưng chưa có dịp đến thăm, workshop lần này đã giúp em có cơ hội mở mang tầm hiểu biết về cả văn hóa lịch sử và chuyên môn kiến trúc mình đang theo học. Em mong muốn sau này cũng có thể thiết kế nên những công trình xanh góp phần xây dựng đô thị thông minh, bền vững”.

Một số hình ảnh khác của chương trình:


Phúc Khang