LÀNG SEN VIỆT NAM NƠI “NẾP NHÀ” ĐƯỢC GÌN GIỮ
LÀNG SEN VIỆT NAM NƠI “NẾP NHÀ” ĐƯỢC GÌN GIỮ
“Quê hương” không chỉ là nơi chốn, một địa phương quen thuộc, mà “Quê hương” trong tâm thức của mỗi người còn là nơi quá đỗi thiêng liêng, chứa đựng văn hóa, chứa hồn dân tộc… được cháu con lưu truyền qua những “nếp nhà”- và cũng là nơi gìn giữ và nuôi dưỡng những giá trị nguồn cội thân thương.
Cũng trong khát vọng nâng niu và gìn giữ những “nếp nhà”, tại nơi “ Quê hương thứ 2 chỉ cách Sài Gòn 30 phút”, trong không gian sinh thái tại Khu đô thị Văn hóa – Thương mại – Du lịch Làng Sen Việt Nam – Đức Hòa, Long An, Phuc Khang Corporation thường xuyên và định kỳ mang “nếp nhà” trở về với mỗi cư dân, với cộng đồng thông qua việc tái hiện không khí các lễ hội truyền thống của dân tộc: như Hội xuân Làng Sen Việt Nam, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Tết thiếu nhi, Tết Trung thu,…. cùng nhiều chương trình về nguồn ý nghĩa khác.
Đến với Làng Sen Việt Nam những dịp cuối tuần, khách hàng sẽ có cơ hội cảm nhận và trở về tuổi thơ với nhiều trò chơi dân gian, dạo quanh và thu hoạch trong vườn rau sinh thái, được thưởng thức văn hóa ẩm thực cổ truyền…trong không gian gần gũi hương vị quê nhà.
Không chỉ dừng ở đó, trong những ngày hội lớn, tại Làng Sen Việt Nam: Phúc Khang đã phối hợp cùng chính quyền địa phương chung tay tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa như chuyến xe quê hương, Tết Việt sum vầy, quà tết cho học sinh vượt khó và gia đình khó khăn để phần nào thể hiện tinh thần “tương thân tương ái” theo đạo lý xưa nay. Ngoài ra, những nghệ nhân, nghệ sỹ tài hoa của địa phương Đức Hòa, Long An cũng có dịp trổ tài qua những hội thi đờn ca tài tử, thi gói bánh tét, bánh chưng… và cùng nhau để “ nếp nhà” được tái hiện, lưu giữ và lan truyền những tinh hoa trong bản sắc văn hóa đến với từng thành viên gia đình Phúc Khang và cộng đồng của những cư dân tương lai.
Đặc biệt hơn nữa, các chương trình Vinh danh văn hóa Nam Bộ đã được tổ chức thuyết trình và trình diễn nhiều kỳ với nhiều đề tài khác nhau ngay tại không gian ấm cúng của công trình kỷ lục Quốc gia “Nhà tre lớn nhất Việt Nam” qua lời kể truyền cảm, dễ đi vào lòng người của Diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang – Hậu duệ của cố GS.Ts Trần Văn Khê. Việc tổ chức các chương trình vinh danh văn hóa là cách mà Phúc Khang gửi gắm và truyền tải những thông điệp nhân văn, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà ít người biết đến hay dần bị lãng quên theo thời gian. Qua từng chương trình, những “nếp nhà” được nâng niu, gìn giữ để cùng nhau chúng ta thấm nhuần những giá trị văn hóa dân tộc, lưu giữ tuổi thơ và truyền tải cho những thế hệ kế thừa. Từ những “tục xưa, tết nay” hay chuyện kể về sự ra đời những sản vật dân gian gần gũi như: bánh chưng, bánh dày, câu chuyện đũa tre hay sự tích dưa hấu, chiếc nón lá… luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của khách đến chơi Làng Sen Việt Nam, đặc biệt là đối với các em nhỏ hay cư dân trẻ chốn thành thị.
“Nếp nhà” tại Làng Sen Việt Nam còn là sợi chỉ đỏ nối kết những mối thâm tình, giữa hiện đại văn minh và truyền thống, giữa các thế hệ trong gia đình, giữa những con người xa lạ thấm đượm tình làng nghĩa xóm.
“Nếp nhà” tại Làng Sen Việt Nam không chỉ được thể hiện trong không gian văn hóa mỗi dịp lễ hội mà ngay trong từng không gian sống, từng mẫu kiến trúc xanh từ những tổ ấm đang thàn hình tại khu đô thị mới này cũng là những điểm nhấn để ghi vào lòng cư dân hay du khách những mối thâm tình gắn kết đến lạ kỳ.
“Nếp nhà” tại Làng Sen Việt Nam còn là những tên đường, là Công viên trung tâm Bách Việt, Cổng chào Lạc việt, Quảng trường Liên Đài, những công trình tiện ích khép kín như Trung tâm TMVH Sen Việt, Trường Phù Đổng Thiên Vương,.. và nhiều nữa những công trình đang được đẩy nhanh tiến độ nhằm sớm đi vào hoạt động, phục vụ cho hơn 10.000 cư dân tương lai nơi đây.
Với những “Nếp nhà” được Làng Sen Việt Nam gìn giữ, được tiếp tục kế thừa và phát huy thì từ nay: bản đồ du lịch của tỉnh Long An đã có thêm một địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng. Một nơi mà “hàng ngàn người muốn về, hàng triệu người muốn đến.”
Dù bạn là ai, dù bạn đang làm gì ở đâu
……………….hãy cùng chúng tôi trở về với “nếp nhà” tại Làng Sen Việt Nam thân yêu!