PHUC KHANG CORPORATION PHỐI HỢP TỔ CHỨC TỌA ĐÀM VÀ TRIỂN LÃM “PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG: QUÁ KHỨ - HIỆN TẠI – TƯƠNG LAI” NHÂN NGÀY ĐÔ THỊ VIỆT NAM
Sáng ngày 08/11/2023, tại Green Gallery (số 42 Mạc Đĩnh Chi, quận 1, TP.HCM) đã diễn ra buổi Tọa đàm và Triển lãm với chủ đề: “Phát triển Đô thị bền vững: Quá khứ - Hiện tại – Tương lai”. Chương trình do Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển phối hợp cùng Phuc Khang Corporation (PKC), Khoa Đô thị học - Trường ĐH KHXH & NV, ĐHQG TP.HCM, Bộ môn Kiến trúc - Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG TP.HCM, Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp TP.HCM tổ chức nhân ngày Đô thị Việt Nam (08/11/2023) và Ngày Di sản Việt Nam (23/11/2023).
Tham dự chương trình có Bà Phạm Phương Thảo – Nguyên Phó Bí thư Thành Ủy, Nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM; Bà Lê Tú Cẩm – Nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM; Phó Giáo sư, Tiến sĩ sử học Nguyễn Mạnh Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học; Tiến sĩ Võ Kim Cương – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển TP.HCM; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tôn Nữ Quỳnh Trâm – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển; Tiến sĩ Trương Hoàng Trương – Trưởng bộ môn Quy hoạch kinh tế - Xã hội đô thị thuộc Khoa Đô thị học – ĐH KHXH&NV TP.HCM; Bà Lưu Thị Thanh Mẫu – Tổng giám đốc Phuc Khang Corporation; Tiến sĩ Lê Thị Hồng Na – Cố vấn Phát triển Bền vững Phuc Khang Corporation cùng các giảng viên Khoa đô thị học - ĐH KHXH&NV TP.HCM, Bộ môn Kiến trúc – ĐH Bách Khoa, ĐHQG TP.HCM và các Cán bộ, Quản lý PKC, các nhà nghiên cứu và phóng viên báo đài cùng các em sinh viên.
Vào cuối thế kỷ 18, Sài Gòn đã là một đô thị hoàn chỉnh điển hình của thời Trung Đại. Không gian Sài Gòn lúc bấy giờ gồm khu phố Bến Nghé và Chợ Lớn, được bao quanh bởi Lũy Bán Bích ở phía Tây, rạch Thị Nghè ở phía Bắc, sông Sài Gòn phía Đông và rạch Bến Nghé ở phía Nam. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Sài Gòn - TP.HCM ngày nay đã trở thành vùng đất hội nhập, giao lưu nhiều nền văn hóa khác nhau. Giờ đây, thành phố đang lớn lên từng ngày, phát triển hiện đại và trở thành đô thị tầm cỡ khu vực Đông Nam Á.
Mở đầu phần tham luận, Tiến sĩ Lê Thị Hồng Na đại diện PKC đã trình bày trước các đại biểu đề tài: “Khu đô thị Văn hóa – Thương mại – Du lịch Làng Sen Việt Nam”. Tham luận nhấn mạnh những ưu điểm của khu đô thị trong việc quy hoạch nhằm mang đến cho cư dân một “Quê hương thứ 2 ngay cạnh Sài Gòn” vừa lưu giữ những nét truyền thống cổ xưa của cha ông cùng những dấu ấn văn hóa hội nhập, hiện đại thể hiện trong những yếu tố thiết kế tối ưu, mang đến không gian sống xanh chuẩn mực, bền vững.
Sau phần tham luận của đại diện PKC, Khoa Đô thị học – ĐH KHXH&NV TP.HCM, Bộ môn Kiến trúc - ĐH Bách Khoa, ĐHQG TP.HCM, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận sôi nổi, nhiều quan điểm và những ý kiến đóng góp được đưa ra nhằm xây dựng và phát triển đô thị TP.HCM trên tiến trình hội nhập. Sự phát triển không ngừng đã khiến thành phố đối mặt với nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, ngập nước, kẹt xe,… Cùng với đó, việc xây dựng và phát triển thành phố theo hướng hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống, văn hóa dân tộc là điều được các đại biểu tham dự chương trình vô cùng quan tâm.
Tiến sĩ Võ Kim Cương cho rằng: "Để phát triển TP.HCM trong tương lai, người làm quy hoạch cần có tư duy tổng hợp và bao quát. Bên cạnh đó, chúng ta cần giải quyết quan hệ tương quan, cân bằng lợi ích của các bên khi thực hiện quy hoạch”.
Đồng thời, các đại biểu khác cũng cho rằng việc tiếp cận quy hoạch đô thị cần được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn mang đến sự đa dạng về giải pháp để đưa Sài Gòn – TP.HCM ngày càng phát triển nhưng vẫn giữ được những giá trị truyền thống lâu đời.
Triển lãm lần này còn là cơ hội để khách tham quan có dịp chiêm ngưỡng những bản đồ, hiện vật cổ về Sài Gòn – TP.HCM từ thế kỷ 18 đến nay cùng các ấn phẩm về đô thị Sài Gòn giai đoạn những năm 1960. Đây là kho tư liệu quý hiếm, mang tính giá trị cao giúp các nhà nghiên cứu quy hoạch đô thị có thêm cơ sở cho công tác quy hoạch và xây dựng TP.HCM phát triển thành đô thị tầm cỡ.
Một số hình ảnh trong sự kiện